Tin CNTT - Viễn Thông
VinaPhone, MobiFone bí mật về kế hoạch “đánh trận” với Viettel
( 7/10/2014 8:42:12 AM ) Sau đề nghị của Viettel muốn giảm giá cước di động ngoại mạng xuống mức ngang bằng với cước nội mạng, hai nhà mạng VinaPhone và MobiFone chưa cho biết liệu có điều chỉnh giá cước nhằm giữ chân khách hàng “chạy” về nhà mạng quân đội hay không.

VinaPhone, MobiFone thận trọng

Ngày 7/7 vừa qua, Viettel đã gây bất ngờ trình ý kiến Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) để xin áp dụng chính sách 1 giá cước không phân biệt nội mạng và ngoại mạng. Theo đó, cước gọi ngoại mạng từ các đầu số di động của Viettel sẽ được tính cước ngang bằng với cước gọi nội mạng vốn trước đây được tính mức cước rẻ hơn.

Trả lời đề xuất của Viettel, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng cục Viễn thông cho biết về cơ bản doanh nghiệp có quyền chủ động về giá cước, miễn là không bán dưới giá thành. Viettel phải báo cáo mức giá thành của mình, và từ đó, Bộ TT&TT sẽ xem xét phê duyệt các đề xuất của nhà mạng về điều chỉnh cước.

Trong ý kiến đề xuất của Viettel xin giảm giá cước di động ngoại mạng, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel, cho biết kế hoạch của hãng với mong muốn muốn kích thích tiêu dùng và hỗ trợ khách hàng sử dụng trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế hiện nay. 

Có thể thấy tác động của thị trường nếu Viettel được phê duyệt giảm giá cước di động. Hiện tại, nhà mạng quân đội đang có trong tay khoảng 54 triệu thuê bao di động và chiếm gần 50% tổng số thuê bao di động của Việt Nam. Trong khi đó, VinaPhone và MobiFone với số thuê bao lần lượt là 21 triệu và 40 triệu. 
 

VinaPhone, MobiFone bí mật về kế hoạch “sống còn”


Trao đổi với Dân trí, một đại diện của tập đoàn VNPT, cơ quan chủ quản của nhà mạng VinaPhone cho biết, việc tăng hay giảm cước là do cân đối của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ đang là cơ quan quản lý giá cước nên nếu Viettel muốn giảm cước thì cũng phải được sự đồng ý của Bộ.

Về phía VNPT, đại diện này cho biết chưa có ý định giảm cước. Đại diện của VinaPhone cho rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có từng chiến lược riêng trong kinh doanh. Việc Viettel đề xuất giảm giá cước cũng là một chiến lược riêng của họ. Tuy nhiên, VNPT và VinaPhone sẽ theo cung cầu của thị trường, và nếu Bộ TT&TT đồng ý để Viettel giảm cước thì VinaPhone, trực thuộc VNPT, dưới sự quản lý của Bộ TT&TT cũng sẽ xem xét đến việc điều chỉnh giá cước di động.

Trong khi đó, nhà mạng MobiFone tỏ ra thận trọng trong kế hoạch sắp tới của mình. Đại diện MobiFone cho biết đây là vấn đề quan trọng nên hãng sẽ phải bàn tính kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của mình.

“Đòn trực diện vào tất các mạng lớn, nhỏ”

Chia sẻ với Dân trí, một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cho rằng việc nâng hay giảm giá cước của dịch vụ di động sẽ ảnh hưởng đến cả xã hội. Do đó, ở góc độ quản lý, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ TT&TT nên thận trọng và nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn.

Ông cho rằng cần phải lưu ý rằng động thái mới nhất của Viettel được đưa ra chỉ vài ngày sau khi MobiFone và VinaPhone chính thức “mỗi người mỗi ngả”, không còn là “người anh em” trong ngôi nhà chung VNPT. MobiFone vốn được xem là “con gà đẻ trứng vàng” của VNPT đã chuyển quyền sở hữu về Bộ TT&TT quản lý, trong khi đó, VNPT và VinaPhone sẽ phải tái cơ cấu bộ máy trước nhiều khó khăn chồng chất.

Ông phân tích, việc Viettel đưa ra đề xuất trong bối cảnh cả MobiFone, VinaPhone và tất cả các mạng nhỏ khác đều đang gặp khó khăn trong nền kinh tế hiện nay thực chất là một “đòn đánh” trực diện vào cả những doanh nghiệp lớn và cả doanh nghiệp nhỏ. Đánh giá khách quan thì Viettel giảm cước không hoàn toàn vì quan điểm có lợi cho khách hàng.

Nếu làm một phép toán chi tiết về lưu lượng cuộc gọi ngoại mạng và nội mạng giữa 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone thì không khó để nhận thấy, số cuộc gọi ngoại mạng từ 56 triệu thuê bao Viettel là thấp nhất trong số 3 ông lớn. Do đó, doanh thu khi giá cước ngoại mạng giảm sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của hãng. Trong khi đó, VinaPhone với 21 triệu thuê bao và MobiFone 40 triệu thuê bao sẽ phải chịu giảm một khoản doanh thu không nhỏ.

Tuy nhiên, mức sụt giảm về doanh thu từ việc giảm cước gọi ngoại mạng còn phải được xác định từ các khoản chi trả giữa các nhà mạng với nhau khi có thuê bao gọi điện từ mạng di động này sang mạng di động khác. Đó gọi là cước kết nối giữa các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nào chiếm số thuê bao lớn hơn sẽ được hưởng số tiền lớn từ cước kết nối đối với liên lạc giữa hai mạng điện thoại di động.

Vị chuyên gia viễn thông cho rằng, cần nhìn nhận một cách công bằng rằng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, và trong khi thị trường viễn thông đang bão hòa thì việc các nhà mạng giảm giá dịch vụ rất quan trọng, nhưng nâng cao dịch vụ, đặc biệt là cước dịch vụ 3G có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều.

 





Khôi Linh
Dân trí


Các tin khác :
Buffett: Hãy cẩn thận khi rót tiền vào mạng xã hội
Windows 8 đạt 1 triệu lượt download chỉ trong 1 ngày
Ngày 26/6, thuê bao VinaPhone được gọi miễn phí
New iPad - thiết bị số nổi bật nhất nửa đầu năm 2012
Cước di động của Việt Nam có thể giảm nữa
Android vượt RIM và Apple trong năm nay?
“Ông chủ” Facebook kể chuyện đến nhờ Steve Jobs tư vấn
Hiện tượng mới trên Internet
Tìm định hướng phát triển và quản lý VNIX
Rovio, cha đẻ Angry Bird khởi nghiệp ra sao?
LIÊN HỆ
 
Tên :
Email :
Nội dung :
 
 
 
 
lida lida lida lida