Tin CNTT - Viễn Thông
Làm việc ở mọi nơi với Web OS
( 12/9/2009 9:46:42 AM ) Web OS, đôi khi còn gọi là Webtop hoặc máy tính “đám mây” (cloud computer), là một máy ảo hoạt động trực tuyến – nhưng khi đăng nhập vào, bạn gần như không thể phân biệt được máy tính ảo này với HĐH trên máy tính để bàn bình thường.


Công việc đòi hỏi phải thường xuyên di chuyển, sử dụng nhiều máy tính hoặc phụ thuộc vào một chiếc điện thoại thông minh, bạn sẽ cảm thấy thật khó để giữ cho các tập tin luôn được đồng bộ và cập nhật. Nhưng với sự trợ giúp của máy tính ảo trên nền web, bạn có thể bảo đảm dữ liệu của mình luôn được đồng bộ và được sắp xếp, quản lý một cách hiệu quả trên tất cả thiết bị bằng cách sử dụng một giao diện tương thích trên tất cả máy tính mà bạn đang làm việc. Bài viết sẽ giải thích đôi nét về Web OS (hệ điều hành trên nền web), lợi ích chính của HĐH này là gì và làm cách nào để có thể đưa Web OS vào hoạt động.

Web OS là gì?
 

Hình 1: Web OS mang tên G.ho.st "sống" trong browser nhưng bắt chước màn hình nền của máy tính để bàn, cung cấp các liên kết nhanh, biểu tượng, thanh taskbar và các tính năng tương tự trong Windows.
 

Web OS, đôi khi còn gọi là Webtop hoặc máy tính “đám mây” (cloud computer), là một máy ảo hoạt động trực tuyến – nhưng khi đăng nhập vào, bạn gần như không thể phân biệt được máy tính ảo này với HĐH trên máy tính để bàn bình thường. Trong hầu hết trường hợp, các trình đơn và biểu tượng của Web OS đều giống Windows, gồm một thanh taskbar, một tiện ích duyệt tập tin, một màn hình chính (desktop) với hình nền (wallpaper) có thể thay đổi tùy ý, cùng nhiều tiện ích hữu ích và khả năng kết nối khác. Nhưng vì Web OS không trú ngụ trên máy tính “nội bộ” nên bạn có thể truy cập vào chính máy tính đó – kèm theo tất cả ứng dụng, tập tin và cài đặt – từ hầu hết thiết bị được trang bị một trình lướt web.

Đáng chú ý trong các Web OS thông dụng là G.ho.st (g.ho.st), Glide OS (glideos.com) và Icloud (icloud.com). Để so sánh các Web OS kể trên với các dịch vụ Web OS khác, bạn tham khảo bài “9 Web-Based Office Productivity Suite” tại địa chỉ find.pcworld.com/63606. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một Web OS đơn giản khác là Jooce từng được giới thiệu trong bài viết " Jooce - Máy tính cá nhân trực tuyến " (ID: A0810_139).

G.ho.st là Web OS được nhiều người yêu thích, do đó phần bài viết bên dưới cũng sẽ lấy HĐH này làm ví dụ. Tuy nhiên, không Web OS nào thực sự thể hiện vai trò dẫn đầu và cảm nhận cá nhân sẽ là yếu tố quan trọng hơn trong việc chọn đâu Web OS tốt nhất chứ không như việc chọn HĐH cho máy tính để bàn.

Ưu điểm

Hình 2: G.ho.st cung cấp trình đơn Go giống với trình đơn Start của Windows, đồng thời giúp truy cập dễ dàng các ứng dụng.
 

Đối với những người dùng chỉ có một máy tính hoặc những ai hiếm khi cần chia sẻ các tập tin của mình giữa một máy tính tại công sở và một máy tính ở nhà, việc bổ sung một Web OS vào hệ thống sẽ tạo ra sự phức tạp không cần thiết. Nhưng nếu bạn phải di chuyển thường xuyên giữa nhiều máy tính và không muốn rầy rà với thao tác đồng bộ các tập tin từ nơi này sang nơi khác, một Web OS có thể thậm chí tốt hơn một bút nhớ USB dùng để lưu trữ mọi thứ và cung cấp một giải pháp phù hợp cho mọi nền tảng.

Lấy thí dụ, bạn đang ngồi trước ít nhất 3 máy tính chạy 2 HĐH khác nhau. Với G.ho.st, ở bất kỳ thời điểm nào, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến 1 máy tính khác, khởi động, rồi đăng nhập vào máy tính đó và tìm ra nơi mà bạn đã ra đi. Tất cả biểu tượng của bạn đều xuất hiện cùng một chỗ, tương tự với tất cả trình ứng dụng và trình đơn. Và vì mọi thứ đều "tọa lạc" trên một máy chủ dịch vụ web ở xa nên bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc quên mang theo bút nhớ khi di chuyển từ nhà đến văn phòng (và ngược lại). Ngoài giao diện cố định trên trình duyệt, G.ho.st đi kèm một phiên bản di động để cho phép bạn dễ dàng tải về các tập tin của mình từ một điện thoại thông minh.

Một ưu điểm lớn của Web OS là hiệu năng hoạt động không phụ thuộc nhiều vào tốc độ của máy tính. Điều này mang lại sự thuận lợi tối đa khi sử dụng các MTXT đời cũ hoặc netbook. Tuy nhiên, tốc độ của Web OS lại phụ thuộc nhiều vào tốc độ kết nối internet mà bạn đang sử dụng, đặc biệt trong trường hợp bạn thường xuyên truyền nhận các tập tin. Do đó, phải bảo đảm rằng bạn sử dụng một dịch vụ băng rộng đáng tin cậy, nếu không bạn sẽ nhận được sự đáp ứng chậm chạp từ các ứng dụng chạy trên nền Internet.

Bắt đầu

Hình 3: Để làm việc trên các tài liệu với G.ho.st, bạn chỉ cần chạy trình ứng dụng trực tuyến Zoho, như ứng dụng trình chiếu của Zoho.
 

Bạn không cần chuẩn bị nhiều để bắt đầu sử dụng một HĐH trên nền web - tức Web OS. Khi đã chọn được một dịch vụ, bạn đến website của dịch vụ đó từ bất kỳ MTXT hay MTĐB có kết nối internet, rồi đăng ký một tài khoản người dùng miễn phí. Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký, bạn sẽ bắt đầu làm việc lần đầu tiên với máy tính "ảo" của mình.

Dù giao diện của các Web OS khác nhau không nhiều nhưng đều có khuynh hướng "nhái" màn hình nền (desktop) mà Windows thường sử dụng. Trong G.ho.st, thanh taskbar chạy dọc ngang bên dưới màn hình như trong Windows và một nút Go được đặt ở vị trí của nút Start. Bạn cũng sẽ tìm thấy thanh Quick Launch nằm ở bên phải nút Go và một khay hệ thống ở xa phía bên phải của thanh taskbar.

Màn hình của G.ho.st cho phép bạn truy cập nhanh đến vài tính năng quan trọng nhất của máy tính ảo, bao gồm một liên kết (link) đến tất cả ứng dụng, khung/bảng điều khiển, tiện ích email của bạn và tiện ích gửi nhận tin nhắn tức thời (IM) hỗ trợ AIM, Google Talk, ICQ, MSN Messenger cũng như Yahoo Messenger.

Nếu muốn ngay lập tức làm việc với một tài liệu văn bản hoặc bảng tính khắc, bạn có thể khởi động Zoho Writer hoặc Zoho Sheets trực tiếp từ màn hình của máy tính ảo.

Quản lý tập tin

Hình 4: Cài đặt tiện ích G.ho.st Sync trên máy tính để bàn để giữ các tập tin của bạn luôn được cập nhật kịp thời giữa máy tính thật và máy tính ảo.
 

Giả sử bạn không có kế hoạch sử dụng Web OS mới như là môi trường điện toán chính, bạn sẽ muốn bắt đầu quản lý các tập tin của mình một cách thông minh từ thời điểm đăng nhập vào hệ thống. Rõ ràng là bạn có thể tải từng tập tin từ máy tính "thật" lên Web OS hoặc tải cả nhóm tập tin, song phương án tốt nhất vẫn là khai thác ưu thế của các tính năng đồng bộ có sẵn trong Web OS để tự động quản lý các tập tin trên toàn bộ hệ thống.

Trong G.ho.st, bạn sẽ tìm thấy tiện ích mang tên Sync, có cả 2 phiên bản Windows và Mac trên trình đơn Ghost Services. Chọn phiên bản tương ứng với HĐH của máy tính mà bạn tình cờ sử dụng, tải về rồi cho chạy trình cài đặt. Tiếp theo, bạn điền vào thông tin đăng nhập của mình và thiết lập các tùy chọn của tiện ích sao cho phù hợp với chủ ý của mình. Chọn lựa tốt nhất là để G.ho.s.t đồng bộ theo cả hai chiều và thiết lập giải pháp khắc phục "xung đột" để duy trì phiên bản mới nhất của từng tập tin. Bạn cũng có thể chỉ yêu cầu thêm từ “deleted” vào tên tập tin của phiên bản cũ, cách này giúp bạn không sợ mất dữ liệu quan trọng nếu chẳng may có sự cố xảy ra trong khi đang sử dụng.

Truy cập từ thiết bị di động

Dù không phải tất cả Web OS đều có phiên bản di động cho các dịch vụ cung cấp, nhưng G.ho.st lại có. Tuy nhiên, không phải tất cả tính năng của dịch vụ này sẽ làm việc trên tất cả trình duyệt di động. Bạn cần đảm bảo rằng điện thoại đang dùng hỗ trợ JavaScript và tính năng này phải được kích hoạt; ngược lại, bạn sẽ không thể tải về các tập tin xuống thiết bị di động. Để làm việc với các tài liệu sau khi tải về, bạn sẽ cần một tiện ích chỉnh sửa hay xem nội dung được cài sẵn trên thiết bị di động của mình.

Bùi Xuân Toại
PC World Mỹ 11/2009/PCWORLD.COM.VN

 

Các tin khác :
EU sắp “ngừng chiến” với Microsoft
Intel hé lộ chip 48 lõi
Mạng xã hội Việt Nam: Cuộc đua song mã?
Chiêm ngưỡng 5 siêu máy tính nhanh nhất thế giới
"Mẹo" xóa dấu vết My Recent Documents trong MS Office 2007
Windows XP SP2 sẽ bị khai tử vào năm tới
Quản lý và gỡ bỏ các phần mềm trên hệ thống
Windows 7 Home Premium phù hợp nhất với người dùng phổ thông
LIÊN HỆ
 
Tên :
 
Email :
 
Nội dung :
 
 
 
 
lida lida lida lida