Các nhà khoa học đang làm việc với Thiên Hà 1, siêu máy tính nhanh nhất Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Toàn cảnh Thiên Hà 1 tại Trung tâm siêu máy tính quốc gia tại Thiên Tân.
Jugene (tốc độ 825 teraflop)
Chiếc máy tính Jugene ở Trung tâm siêu máy tính Jülich, Đức dựa trên thiết kế Blue Gene/P của IBM trong đó sử dụng rất nhiều các chip nhỏ và ngốn ít năng lượng, từng bộ xử lí riêng lẻ trong thiết kế này có tốc độ tối đa là 850 MHz.
Tốc độ này chậm hơn cả mức trung bình đối với các máy tính cá nhân. Nhưng với 292.000 con chip cùng làm việc đã tạo ra một cỗ máy nhanh nhất châu Âu.
Jugene đặt tại Jülich, Đức chính là cỗ máy tính toán nhanh nhất châu Âu.
Bức ảnh này được chụp trong suốt một đợt nâng cấp vào đầu năm nay mà sẽ cho phép Jugene phá vỡ rào cản 1.000 teraflop.
Kraken (tốc độ 831 teraflop)
Siêu máy tính Kraken được Liên bang khoa học quốc gia Mỹ tài trợ xây dựng và được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge.
Nó có đến 100.000 bộ xử lý lõi kép Opteron của AMD, một chip tiêu chuẩn được sử dụng trong các máy chủ và máy trạm lớn.
Kraken là chiếc máy tính thuộc top nhanh nhất thế giới mà được sở hữu và vận hành bởi ĐH Tennessee, Mỹ.
Kraken là chiếc siêu máy tính "khủng" hiếm hoi được quản lí bởi một cơ quan thuộc một trường đại học, đó là Viên nghiên cứu Khoa học máy tính Quốc gia, ĐH Tennessee.
Đây là mô hình chi tiết của một trận động đất đã từng xảy ra, Kraken đã tái dựng lại những gì đã diễn ra để tạo nên đứt gãy San Andreas nổi tiếng. Nó cho thấy sóng xung kích sẽ lan rộng ra thế nào qua các miền sau trận động đất.
Roadrunner (tốc độ 1.042 teraflop = 1,042 petaflop)
Bắt đầu từ tháng 6/2008 và cho đến tận tháng 11/2009, đây vẫn là cỗ máy nhanh nhất thế giới. Roadrunner đi vào lịch sử là chiếc máy tính đầu tiên phá vỡ mức 1 peraflop tức 1.000.000.000.000.000 phép tính/giây.
Roadrunner đặt tại Phòng thí nghiêm quốc gia Los Almos ở Mew Mexico, Mỹ. Siêu này tính có này có một thiết kế đặc biệt, nó kết hợp các bộ xử lý lõi kép của AMD (mà thấy nhiều trong các máy tính cá nhân thông thường) với bộ xử lý "Cell processor" được dùng trong các máy trò chơi PlayStation 3 của Sony.
Siêu máy tính Roadrunner trị giá hơn 130 triệu USD đi vào lịch sử là cỗ máy đầu tiên phá vỡ mức 1 peraflop.
Roadrunner có một thiết kế đặc biệt, đó là kết hợp các bộ xử lí thông thường của máy tính với bộ xử lí Cell processor trong các máy chơi game PlayStation 3 cúa Sony.
Jaguar (tốc độ 1,8 petaflop)
Nhanh hơn Roadrunner gần 70%, siêu máy tính Jaguar của Bộ năng lượng Mỹ, đặt cùng với Kraken ở Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Redge (ORNL), là cỗ máy vừa được trao vương miện nhanh nhất thế giới.
Oak Ridge cũng là nơi có công suất tính toán lớn hơn bất kì nơi nào trên thế giới. Vừa ra mắt vào cuối năm, chỉ có 181.000 lõi của Jaguar bắt đầu làm việc trong năm nay.
Một điểm đáng chú ý, Jaguar là một siêu máy tính dân sự. Bộ năng lượng Mỹ trước đây cũng đã từng xây dựng các cỗ máy nhanh nhất, như Roadrunner, để giả lập mô hình các vụ nổ hạt nhân.
Hiện tại, công việc của Jaguar đang được tập trung tới xây dựng các mô hình biến đổi khí hậu và sự sản sinh năng lượng cùng với một vài nghiên cứu ở một số môn khoa học cơ bản khác.
Jaguar nghĩa là "báo đốm", thể hiện tham vọng trở thành "vua tốc độ" trong làng siêu máy tính thế giới của những người xây dựng nó.
Phó giám đốc khoa học và năng lượng của ORNL Thomas Zacharia đứng cạnh Juguar Cray XT5. Để vượt qua được Roadrunner, các chuyên gia ở ORLN đã phải nâng cấp bộ xử lí từ chip AMD Opteron 4 lõi lên 6 lõi.
Một mô phỏng chạy trên Jaguar về lượng carbon dioxide phát ra và hấp thụ bởi đất và thảm thực vật. Hấp thụ mạnh được thể hiện trong màu sắc từ xanh lam đến trắng và mạnh nhất là ở các vùng nhiệt đới. Các màu từ đỏ đến trắng cho thấy các vùng thải CO2 ra khí quyển, thấy nhiều nhất là ở Trung Phi nơi không nhận được nhiều năng luợng chiếu sáng của mặt trời.